Để trở thành 1 nhà môi giới bất động sản dễ hay khó ?
Để trở thành 1 nhà môi giới bất động sản dễ hay khó ? Những kỹ năng cần thiết – Khó khăn của nghề – Kinh nghiệm của các “sói già” bất động sản.
Để trở thành 1 nhà môi giới bất động sản dễ hay khó ?
Từ các số liệu phân tích thị trường bất động sản Việt nam.
Hiện cả nước có khoảng hơn 300.000 người làm việc trong lĩnh vực môi giới bất động sản.
Hơn 80% mọi người sẽ có những lời nói không hay về cái nghề “làm dâu trăm họ” này.
Nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam ban đầu mang tính tự phát và thường bị hiểu nhầm với nghề cò đất.
Nếu như cò đất là những người sử dụng các mánh khóe để làm ăn, thì những người môi giới nhà đất lại sử dụng kiến thức chuyên môn,tầm nhìn và khả năng đánh giá thị trường bất động sản để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình.
Hai nghề này không phải là một như mọi người vẫn nghĩ.
Điều kiện để gia nhập ngành này không đòi hỏi cao khi tuyển dụng như bằng cấp, kinh nghiệm… và số lượng tuyển dụng ở các công ty thường rất lớn.
Tuy nhiên, đây cũng là nghề có tính đào thải rất cao.
Tỷ lệ thành công của người tham gia trong ngành này thường chỉ khoảng 5%.
Trên con đường để trở thành 1 nhà môi giới bất động sản, bạn phải học hỏi nhiều thứ để có thể phát triển sự nghiệp cũng như tránh gặp phải những thất bại.
Vậy làm thế nào để trở thành nhà môi giới bất động sản ?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nghề môi giới bất động sản qua bài viết sau :
Môi giới bất động sản là gì ?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Trong việc kinh doanh bất động sản người môi giới là đội ngũ không thể thiếu nhờ có họ mà các giao dịch trở nên thuận lợi hơn.
Bởi vì họ là những người giúp cho người mua chọn được căn nhà bán phù hợp với tài chính và nhu cầu, giúp cho người bán bán được với mức giá tốt nhất.
Ngoài ra họ còn hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục giấy tờ giao dịch nhà đất.
Công việc của một nhà môi giới bất động sản
Tuỳ môi trường khác nhau những yêu cầu công việc cụ thể sẽ khác nhau nhưng chủ yếu nhà môi giới bất động sản cần đảm nhận các vai trò như:
Hướng dẫn, hỗ trợ người bán và người mua trong mua bán bất động sản với mức giá hợp lý và điều khoản có lợi nhất.
Xác định nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng để đề xuất giải pháp phù hợp với họ.
Làm trung gian trong quá trình đàm phán, tư vấn, chăm sóc khách hàng về tình hình thị trường, giá, thế chấp, các yêu cầu pháp lý và vấn đề liên quan, đảm bảo giao dịch trung thực và hợp pháp.
Những kỹ năng cần thiết
* Kiến thức về nghề môi giới bất động sản : giúp người mua tiếp cận với người bán.
Kỹ năng phân tích thị trường và sản phẩm bất động sản nhằm tư vấn đúng cho khách hàng.
* Nắm rõ thông tin bất động sản trong khu vực hoạt động :
Có kiến thức vững chắc về nhà bán,dự án, chủ đầu tư…
Cập nhật thông tin về giá cả và những biến động của thị trường nguồn thông tin cơ bản và cần thiết khi tư vấn cho khách hàng trong khu vực hoạt động của mình.
* Kiến thức Sales & Marketing : Kỹ năng giao tiếp và tư vấn khách hàng.
Muốn bán được hàng thì những kiến thức về sale là không thể thiếu người môi giới cần biết được nhu cầu thực sự của khách hàng là gì ?
Làm thế nào để khách hàng lắng nghe bạn giới thiệu về sản phẩm?
Làm thế nào để khách hàng nhận ra tiềm năng bất động sản và quyết định mua hoặc đầu tư?
Đó là cơ sở để giao dịch thành công.
Nếu chưa thực sự giỏi giao tiếp, buộc phải học và thường xuyên trau dồi.
* Kiến thức về pháp luật:
Để trở thành nhà môi giới chuyên nghiệp thì việc chúng ta luôn cập nhật các quy định liên quan đến bất động sản là cực kì quan trọng.
Bởi yếu tố pháp lý ở nước ta luôn thay đổi và điều chỉnh, đó cũng là nguyên nhân khiến cho một số người không chuyên khó mà có thể cạnh tranh được với các công ty làm ăn bài bản và chuyên nghiệp.
Nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp không chỉ cần thông thạo luật kinh doanh mà cần biết về luật Nhà ở, Luật dân sự, luật Đầu tư và các nghị định hướng dẫn thi hành luật để có thể thực hiện một các chính đồng thời có thể tư vấn cho khách hàng để tránh những vướng mắc cho khách hàng.
* Kiến thức về công nghệ thông tin :
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực bất động sản đã giúp ích rất nhiều cho khách hàng cũng như nhà môi giới có thể tiếp cận với nhau.
Nhà môi giới chuyên nghiệp cần phải có những công cụ, thiết bị kỹ thuật số để hổ trợ trong công việc như: máy vi tính xách tay, máy ảnh số, điện thoại bàn, điện thoại di động.
* Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình môi giới bất động sản, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, buộc người môi giới phải xử lý lập tức và đòi hỏi sự chính xác.
Vì vậy, phải thiết lập sẵn quy trình giải quyết ở trong đầu theo trình tự:
Xác định đúng bản chất vấn đề là gì?
Điều gì gây ra vấn đề và xử lý điều gây ra như thế nào?
Các lựa chọn thay thế cho vấn đề phát sinh?
Đàm phán để giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra.
* Kỹ năng chăm sóc khách hàng tiềm năng :
Những người đã mua hoặc từng hỏi thăm về nhà đất rất có thể sẽ tiếp tục trở thành khách hàng.
Người môi giới nên giữ liên lạc thường xuyên thông qua số điện thoại, tài khoản mạng xã hội hoặc email…
Không nên bỏ sót bất kỳ cơ hội bán hàng nào.
* Kỹ năng làm việc nhóm :
Hoạt động môi giới cần có sự hỗ trợ từ đồng đội.
Phải biết vận dụng sức mạnh của từng người trong nhóm, đặc biệt nếu bạn là trưởng nhóm (Team Leader) để giải quyết công việc hiệu quả nhất.
* Kỹ năng làm việc độc lập :
Phân định được thứ tự công việc, bạn hãy tập trung để giải quyết và hoàn thành từng việc một.
Tránh tâm lý lo sợ và hoảng loạn khi làm việc.
Làm việc độc lập tốt, tính kỷ luật cao sẽ đem lại khả năng thành công cao.
* Kỹ năng chốt hợp đồng :
Không ít môi giới tốn rất nhiều thời gian tư vấn cho khách hàng, nhưng đến lúc chốt hợp đồng lại bị từ chối.
Không nên quá vòng vo và để cho khách hàng suy nghĩ và đặt vấn đề quá chi tiết ngoài lề.
Hãy khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm đó tiềm năng và mang lại ích lợi tốt cho họ.
Chèo kéo không phải là cách hay,để tránh làm mất thời gian người môi giới nên dự đoán được khả năng % chốt hợp đồng ngay từ những lần đầu tiếp xúc.
Những khó khăn của nghề môi giới bất động sản
Sự thật “đắng lòng” khi làm nghề môi giới bất động sản :
Để tìm kiếm một khách hàng thì nhân viên môi giới phải tỏa đi khắp nơi và tìm đủ mọi cách để tìm kiếm khách hàng.
Một ngày gọi hàng chục cuộc điện thoại, nhắn hàng trăm tin nhắn giới thiệu dự án và phát hàng ngàn tờ rơi…
Chưa kể đến cạnh tranh các kênh Marketing từ chính đồng nghiệp, đồng môn, chi phí quảng cáo và chuyện mất khách hoặc không có khách quan tâm là chuyện bình thường.
Những thị phi bên ngoài xã hội : Uy tín bị ảnh hưởng bởi những “cò” đất.
Hiện nay vẫn có nhiều người đánh đồng nhân viên môi giới với “cò bất động sản”.
Nhân viên môi giới bất động sản là những người thuộc những công ty rõ ràng, chính thống thì “cò bất động sản” lại hoạt động trôi nổi theo quy luật của xã hội.
Không phải tất cả “cò” đều xấu nhưng cũng không có ít người lừa gạt khách hàng.
Chính vì vậy, đôi khi người ta hay quy chụp môi giới bất động sản và cò là những người lừa gạt bán đất.
Nói dối để bán được nhà hay thành thật chia sẻ để người mua nhận định được hết tình hình và có quyết định đầu tư cho tổ ấm của mình hay không trở thành đạo đức nghề nghiệp.
* Tiền kiếm được từ bất động sản lên xuống theo chu kỳ :
Mọi người thường nghĩ nghề môi giới bất động sản là hái ra tiền nhưng thực chất đâu ai cho không ai thứ gì.
Có những tháng nhiều giao dịch nhưng cũng có tháng không có giao dịch.
Có người 2 -3 tháng thậm chí mất nửa năm mới có 1 hợp đồng.
* Khó khăn luôn hiện hữu :
Làm nghề môi giới cũng cần phải có tài chính.
Nghe có vẻ lạ đời đấy nhỉ. Đi làm thì chỉ có người ta trả công cho mình chứ làm sao mình lại phải bỏ tiền ra.
Thế mà làm nghề môi giới nhà đất, cảnh đi làm thuê đấy mà người trong nghề lại phải bỏ tiền túi ra đấy.
Bạn làm môi giới bất động sản bạn cần bán được hàng nhưng làm sao để khách hàng tìm mua nhà đất biết đến bạn đang bán nhà nào, mảnh đất nào?
Trong thời buổi công nghệ này, việc cạnh tranh lại càng lớn hơn khi người ta biết vận dụng công nghệ vào để quảng cáo cho sản phẩm mình bán.
Và đương nhiên rằng bạn muốn cạnh tranh được, bạn cũng cần phải có tiền quảng cáo.
Và mới vào nghề, tiền đâu mà quảng cáo?
Thế là lại đi vay mượn xoay xở, chật vật lắm chứ không hề dễ dàng chút nào cả.
Theo những nhân viên môi giới có kinh nghiệm lâu năm, khách mua nhà toàn là khách có điều kiện, nhất là những khách đầu tư biệt thụ nghỉ dưỡng lên cả chục tỷ.
Chính vì vậy, mình luôn phải tạo vẻ bể ngoài lịch sang trọng để lấy cảm tình của khách hàng. Đôi lúc người ta còn nhầm lẫn giữa bán hàng đa cấp và môi giới bất động sản.
Có những câu chuyện cười ra nước mắt mà chỉ dân làm nghề mới thấm thía.
Vest phẳng lỳ, nước hoa nức mũi, đồng hồ hàng hiệu, Iphone đời mới là những gì khách hàng thường bắt gặp mỗi khi tiếp xúc với môi giới bất động sản.
Tuy nhiên, ít ai biết được đằng sau sự hào nhoáng, bảnh trai đó lại là đồ đi vay mượn từ bạn bè… “Cười chết đi được “.
Môi giới bất động sản là một nghề có vòng đời ngắn
* Môi giới bất động sản là một nghề có vòng đời ngắn, tỷ lệ thải loại cao:
Nghề này người ngoài trông có vẻ rất dễ dàng nhưng sự thật bên trong lại vô cùng khắc nghiệt, nếu không nói là một trong những công việc khó khăn nhất thế giới.
Thế nên, nhiều người dễ vỡ mộng khi chạm vào thực tế.
Theo các chuyên gia nhận định nghề môi giới hiện nay đang trong tình trạng “3 có, 3 không”:
Ba có ở đây là :
Có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng công nghệ vào việc tìm kiếm, sàng lọc và tư vấn khách hàng.
Có một thị trường đa dạng sản phẩm ở rất nhiều phân khúc.
Có các nhóm đối tượng khách hàng thu nhập ngày một tăng cao và đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn.
Ba không ở đây là :
không có một người lãnh đạo đủ sức dẫn dắt một môi giới mới vào nghề cho đến lúc thành công trong một biển kiến thức và thông tin như hiện nay;
không dễ để định hướng một con đường rõ ràng cho một nhân sự môi giới.
không thể làm ăn chộp giật trong bối cảnh khách hàng ngày càng thông minh.
Đạo đức nghề nghiệp
Bất kể nghề nào cũng vậy “ muốn phát triển bền vững phải dựa trên cái tâm”.
Nhà môi giới BĐS chuyên nghiệp phải là người có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Đem lại lợi ích cho cả khách hàng và người bán, đồng thời cạnh tranh lành mạnh với các nhà môi giới khác.
Thế nhưng thực tế hiện nay nghề môi giới bất động sản còn tồn tại những luật ngầm mà không phải ai cũng biết.
Trong đó, chiêu “cắt máu” hoa hồng được giới môi giới bất động sản quen dùng để nhắc đến việc nhân viên sale sử dụng chiêu giảm giá, tự trích phần hoa hồng của mình để trả cho khách khi “chốt” được đơn hàng.
Một môi giới bất động sản tại Hà Tĩnh,chia sẻ đã mất rất nhiều khách từ chiêu trò này của đồng nghiệp.
“Khi thấy em chốt được một số căn, nhiều sale đã theo khách hàng của em ra đến tận cổng để xin số, sau đó gọi điện rồi hứa hẹn trích 100% hoa hồng nếu mua căn hộ mà sale đó bán. Nếu mình không “cắt máu” theo hoặc ít hơn so với người kia thì sẽ mất khách”
Hoặc : “Nhiều khi chỉ muốn đập vỡ mặt thằng sale bên cạnh khi dẫn khách đi cọc tiền. Khách hàng đã quyết đã thích mà nó cứ bơm đểu, chém gió chê bai căn khách chọn với 1 loạt thông tin sai sự thật…”
Ở các nước phát triển, vấn đề đạo đức nghề nghiệp môi giới bất động sản rất được coi trọng, biểu hiện ở việc ban hành bộ tiêu chuẩn quy tắc đạo đức nghề nghiệp bắt hội viên phải tuân theo.
Trường hợp vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của nghề môi giới thì hội viên đó sẽ bị khai trừ và bị tước chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, thậm chí còn bị cấm hành nghề vĩnh viễn nếu vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức nghề môi giới bất động sản.
Trích dẫn một số quy tắc ” Đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản” để các bạn tham khảo: Tại đây
Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định rõ ràng, tuy nhiên Hiệp hội bất động sản Việt Nam đã đưa ra bản “Dự thảo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm kinh doanh, môi giới bất động sản”.
Đây chính là một yêu cầu cần thiết để ghi nhận những đạo đức nghề nghiệp đối với loại hình dịch vụ này trong một văn bản pháp lý có giá trị.
Giúp khẳng định được vị trí của nghề môi giới bất động sản, được xã hội tôn trong như bao nghề cao quý khác.
Kinh nghiệm chia sẻ của “sói già” bất động sản
Sau đây là trích dẫn chia sẽ từ một nhà đầu tư và môi giới bất động sản thành đạt chia sẻ :
Thực tế một nhà môi giới không hào nhoáng và tìm cách trục lợi như bạn nghĩ. Để có một giao dịch thành công, người môi giới cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí cũng như chịu rủi ro.
Từ chi phí tiếp thị, phần hoa hồng mà đại lý môi giới giữ lại, chi phí di chuyển để tìm nhà, phí tìm kiếm data khách hàng, thuế thu nhập cá nhân…
Trong quá trình mua bán, sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, từ xem nhà, thương lượng giá, thỏa thuận hợp đồng, vay ngân hàng,…
Mọi vấn đề này có thể gây thất vọng, khó hiểu hoặc chỉ đơn giản là gây phiền nhiễu cho cả bên bán, bên mua và cả người môi giới và người phải giải quyết tất cả những vấn đề này là người môi giới.
Hầu hết các môi giới chỉ kiếm được một phần nhỏ trong tổng số tiền hoa hồng được trả và họ phải trả tất cả các phí và thuế từ tiền hoa hồng đó”.
* Trở thành 1 nhà môi giới bất động sản được mọi người yêu quý :
Uy tín quan trọng hơn tiền, thị trường chưa bao giờ thiếu tiền chỉ thiếu niềm tin thôi, tôi rất buồn khi nhiều nhà đầu tư có tư tưởng cắt cò khi bán hay đòi tiền chiết khấu bằng cách cắt máu những bạn sale đã hỗ trợ mình khi mua.
Tôi chưa thấy một nhà đầu tư lão luyện nào làm vậy cả mà họ xem những người môi giới như cánh tay trái, tay phải của mình.
Khi thị trường càng ngày càng khó khăn hơn thì những nhà đầu tư và môi giới phải gần nhau hơn, người có tiền, người có nghề, người có tài sản ,người có kỹ năng, tệp khách, hợp tác cùng có lợi thì mới mong giúp nhau được. Nhà đầu tư ma lanh quá, khôn lỏi quá thường sẽ rất cô đơn và vất vả.
Không ai thành công một mình được cả nên hãy rộng lượng,nhiều người chỉ vì tham, nhưng họ quên mất một điều môi giới họ giúp mình tìm những tài sản tốt, giúp mình ra hàng khi mình cần thì hà cớ gì mình tiếc tiền cho họ,mọi người ủng hộ thì hoạt động đầu tư mới được suôn sẻ.
* Pháp lý là Vua :
Một bất động sản sẽ là vô giá trị nếu pháp lý của nó có vấn đề. Nếu bạn để ý thời gian gần đây rất nhiều đại gia bất động sản có nhiều nghìn tỷ nhưng bỗng chốc lâm vào nợ nần, khủng hoảng thậm chí dẫn đến phá sản chỉ vì những bất động sản họ nắm giữ bất ổn về mặt pháp lý.
Pháp lý của bất động sản phụ thuộc vào luật và người thi hành luật, chưa kể đến những yếu tố luật chồng luật.
Hiện tại sổ hồng được xem là có tính pháp lý cao nhất bạn có thể chuyển nhượng hay thế chấp dễ dàng vì vậy nó được xem như có tính kiểm soát cao nhất, còn những hình thức khác gọi chung là chờ cấp sổ hồng thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có ít tính kiểm soát hơn.
Bạn có thể hiểu nôm na đang chờ cấp sổ hồng chỉ là gạo chưa ăn được, còn có sổ hồng là cơm mới ăn được, thì việc từ gạo thành cơm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người nấu cơm, lửa có phù hợp không, rồi nước thế nào…rủi ro bạn không được ăn là điều vẫn thường xẩy ra, nên hãy cân nhắc thật kỹ.
Câu hỏi quan trọng nhất trong đầu tư không phải là lợi nhuận bao nhiêu? mà rủi ro là gì?
* Luôn đi thực tế :
Không có gì thay thế được những trải nghiệm thực tế.
Nếu bạn muốn thành công bạn phải trả giá cho việc đi thực tế hoặc trả giá cho những sai lầm của mình.
Đi thực tế giúp bạn có những nhận định sát sao hơn, cảm xúc chuẩn mực hơn để ra quyết định một cách sáng suốt hơn, đi thực tế nhiều giúp bạn có góc nhìn đa chiều hơn, tiếp cận nhiều tài sản hơn để khi vào một phi vụ cụ thể nào đó bạn sẽ bình tĩnh hơn, đỡ bị cảm xúc hơn và thường mắc ít sai lầm hơn.
Thị trường ngày nay thay đổi rất nhanh, chỉ khoảng 3 – 6 tháng bạn không đi lại thị trường thì nhiều khả năng nó đã khác lắm rồi, đã có rất nhiều người nói làm bất động sản là phải đam mê và tôi thấy điều đó hoàn toàn đúng, muốn thành công với bất động sản mà bạn không mê đi xem bất động sản, không mê chạy lòng vòng đó đây để ngắm nghía các tài sản thì nhiều khả năng bạn khó lòng thành công lớn với bất động sản.
Người làm nghề bất động sản gần như đã thuộc hầu hết các con đường ngõ ngách ở những thị trường mà mình tham gia môi giới kinh doanh đầu tư, và bằng nhiều phương pháp để cập nhật thông tin thị trường, tài sản hàng giờ hàng ngày,hầu như tháng nào tôi cũng dành vài ngày chỉ để đi thị trường xem bất động sản thực tế thay vì xem qua hình ảnh và video mà các giám đốc dự án hay những bạn môi giới gửi về, chính cái thói quen đó giúp tôi theo sát thị trường, đưa ra những quyết định ít phạm sai lầm hơn.
Tin tôi đi, nếu bạn đi thị trường xem bât động sản nhiều bạn sẽ có được độ nhạy của một nhà đầu tư mà không có bất kỳ ai hay cuốn sách nào có thể dạy được.
Hãy luôn đi xem thực tế để đầu tư thông thái hơn dù bận thế nào đi nữa.
Tóm lại
* Nếu không có bản lĩnh và kiên trì thì rất dễ nản mà bỏ cuộc ngay.
Mỗi nghề, mỗi cảnh, mỗi câu chuyện mà không phải ai cũng biết được, đó đôi khi là những giọt nước mắt… và nghề môi giới bất động sản cũng vậy. Có khó khăn thử thách thì mới có vinh quang.
Mỗi nghề đều có những thách thức khác nhau, nếu bạn đủ yêu nghề, sống trọn đời với nghề thì dù có nhiều khó khăn thì bạn sẽ đều vượt qua. Hy vọng qua bài viết này, hình ảnh của nghề bất động sản và những người làm nghề này được thay đổi theo chiều hướng tích cực và nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng.
Chúc các bạn trẻ đã, đang và sẽ làm nghề này có đủ bản lĩnh để vượt qua các thử thách để thành công!
Sưu tầm.
#batdongsan
Comments are closed.