Bất động sản 2021 với 3 kịch bản dự báo
Bất động sản 2021 với 3 kịch bản dự báo.
Từ các số liệu phân tích thị trường bất động sản Việt nam.
Các chuyên gia hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng và địa ốc nhận định như sau :
Bất động sản năm 2021 đứng trước nhiều thách thức, có thể xuất hiện dấu hiệu suy thoái.
3 kịch bản thị trường có thể xảy ra .
1 – Kịch bản tươi sáng
Điều kiện là Việt Nam kiểm soát Covid-19 tốt.
Lãi suất cho vay duy trì ở mức ổn định và thị trường chứng khoán tăng trưởng từ khá trở lên.
Nếu kịch bản này giá căn hộ sẽ tăng 15-20%, giá bất động sản liền thổ tăng 20-30% và giá đất nền tăng 25-35%.
Đất nền vùng ven TP HCM tiếp tục trở thành kênh đầu tư yêu thích và lan rộng ra các tỉnh xa 100 km so với trung tâm thành phố.
Nhà phố mặt tiền đường nhỏ khu trung tâm giá tầm 30 tỷ sẽ xuất hiện nhiều giao dịch hơn.
2 – Kịch bản trung bình
Xác xuất xảy ra kịch bản này là 65% .
Giá căn hộ sẽ tăng 5-9%, giá bất động sản liền thổ tăng 8-15% và giá đất nền tăng 10-18%.
Căn hộ cao cấp sẽ tiêu thụ chậm , căn hộ giá rẻ tầm 1,5-2 tỷ đồng được tiêu thụ tốt.
Nhà phố mặt tiền đường nhỏ khu ngoại thành TP HCM giá tầm 12-18 tỷ sẽ giao dịch tốt.
3 – Kịch bản xấu
Xác xuất xảy ra là 15%.
Điều kiện là khi số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng, đại dịch diễn biến phức tạp liên tục, có nhiều thách thức trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Khả năng thị trường bất động sản giảm tốc hoặc suy thoái không quá cao.
Bất động sản cao cấp trở nên dư thừa, tồn kho lớn và chuyển sang, giá bán sẽ giảm 5-10% thông qua các hình thức khuyến mãi chiết khấu.
Bất động sản liền thổ có thể giảm giá 5%, giá đất nền có thể tăng hoặc giảm 5% tùy vị trí.
Condotel là rủi ro nhất.
Đất nền vùng ven vẫn là kênh trú ngụ an toàn về tài sản.
Nhà phố diện tích lớn sẽ gặp khó, khả năng đa phần giao dịch 4- 8 tỷ .
Nếu Đại dịch diễn biến phức tạp có thể hạ gục các doanh nghiệp bất động sản đang yếu thế, tồn kho và nợ xấu nhiều.
Đồng thời khiến các ông lớn cũng phải dè chừng, thậm chí thắt lưng buộc bụng để phòng thủ, vượt khó.
Những rủi ro tiềm ẩn.
Rủi ro lớn nhất là rủi ro quan hệ kinh tế quốc tế.
Liệu có thể kiềm chế được dịch Covid-19 hay không – như là hệ quả – Có mở lại giao dịch với các nước ngay trong năm 2020 hay không?
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có được kiềm chế hay không – Việt Nam có tận dụng được làn sóng chuyển dịch doanh nghiệp – đầu tư hay không?
Thứ hai, rủi ro kinh tế vĩ mô. Như là hệ quả của đại dịch, nền kinh tế nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng phụ thuộc lớn vào việc không chế được dịch bệnh.
Tăng trưởng năm 2021 được dự báo khả quan những vẫn nằm trong mức độ thấp so với giai đoạn 2016. Đồng thời, lạm phát cũng luôn cần được kìm giữ.
Thứ ba, rủi ro chính sách được tính đến như phản ứng của quản lý nhà nước đối với dịch bệnh và tác động của nó đến tình hình kinh tế:
Chính sách tín dụng có giảm lãi suất không? Có nâng tỷ lệ cho vay dài hạn từ vốn ngắn hạn không? Có giảm tỷ lệ dự trữ phòng ngừa rủi ro không?
Có hồi tố khoản 3 điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP về vốn liên kết không?
Có ban hành được văn bản về condotel, officetel không?
Có quyết tâm ưu đãi để thu hút được “Nhà đầu tư lớn” đến đầu tư không?
Có sửa đổi bổ sung hoàn thiện được văn bản về trái phiếu doanh nghiệp không?
Tóm lại.
Để thị trường năm 2021 nói riêng và 2021 – 2025 nói chung phát triển bền vững, cần đồng bộ rất nhiều giải pháp và sự vào cuộc của nhiều bên hữu quan.
Vì thế cần sự theo dõi chặt chẽ và có những phản ứng tích cực.
Năm 2021, thị trường sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của việc không chế được Covid-19 hay không; quan hệ kinh tế quốc tế ổn định hay không.
Nếu quan hệ kinh tế quốc tế thuận lợi cho Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, thị trường bất động sản sẽ đi lên!
#batdongsan